Tư tưởng của Hồ Chí Minh về thi đua, khen thưởng
Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống tư tưởng hoàn chỉnh bao chùm nhiều lĩnh vực trong đời sống xă hội. Từ việc nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh, mỗi ngành, mỗi người đều có thể tìm thấy những tiêu chuẩn quý báu làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động của mình

    Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống tư tưởng hoàn chỉnh bao chùm nhiều lĩnh vực trong đời sống xă hội. Từ việc nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh, mỗi ngành, mỗi người đều có thể tìm thấy những tiêu chuẩn quý báu làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động của mình

    Từ năm 19 và những năm 20 của thế kỷ trước, Hồ Chí Minh đã nhiều lần nói tới chủ nghĩa yêu nước, truyền thống, lòng yêu nước Việt Nam. Tại diễn đàn Đại Hội Đảng lần thứ II, Hồ Chí Minh đã nêu lên nhận định khái quát “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước, đó là truyền thống quý báu của ta. Đồng bào ta ngày nay từ các cụ già tóc bạc đến các cháu thiếu niên, nhi đồng, trẻ thơ, từ những kiều bào ở nước ngoài đến các đồng bào vùng tạm chiến, từ nhân dân miền ngược đến miền xuôi, ai cũng một lòng nồng nàn yêu nước, giết giặc”.

           Theo Hồ Chí Minh lòng yêu nước không phải là một khái niệm trừu tượng, khó hiểu mà có thể rễ dàng nhận biết qua những việc làm cụ thể, những công việc hàng ngày của mỗi người. Hồ Chí minh đ̣i hỏi yêu nước phải gắn bó chặt chẽ với thương yêu quý trọng nhận dân, dù khó mấy cũng làm cho kỳ được, điều gì có hại cho dân dù khó mấy cũng ra sức trừ cho kỳ hết.

  Ngày 26/1/1946, với tư cách là Chủ tịch Chính phủ Lâm thời nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã công bố một Quốc lệnh quy định 10 điểm thưởng và 10 điểm phạt để cho “ quân dân biết rõ những tội nên tránh, những việc nên làm”.

           Bản Quốc lệnh đó rất ngắn gọn (khoảng 250 từ) nhưng được tuyên đạt rất rõ ràng dựa trên cơ sở quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh ghi ở đầu văn bản: “ Trong một nước thưởng phạt phải nghiêm minh thì nhân dân mới yên ổn, kháng chiến mới thắng lợi, kiến quốc mời thành công”. Dưới hình thức “Quốc lệnh” vì lúc bấy giờ Quốc hội mới được bầu ngày 6/1/1946 chưa ra mắt quốc dân (ngày 2/3/1946 mới họp phiên đầu tiên) nhưng có thể coi văn bản đó của Chủ tịch Hồ Chí Minh mang một tính chất pháp lý đầu tiên về thi đua khen thưởng.

           Đã là thi đua thì phải có hình thức khen thưởng, do vậy tất phải có một cơ quan chuyên trách để lo việc đó. Với yêu cầu bức xúc như vậy, ngày 17/9/1947, trong lúc cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược đang diễn ra ác liệt, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký ban hành Sắc lệnh số 83 – SL thành lập Viện Huân Chương trực thuộc Phủ Chủ tịch.

           Những điều trên đây chứng tỏ rằng, Chủ tịch Hồ Chí Minh là người quan tâm đặc biệt đến vấn đề thi đua yêu nước, coi đó là một bộ phận không thể thiếu được trong công việc quản lư của Nhà nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà (nay là Cộng Hoà Xă Hội Chủ Nghĩa Việt Nam). Điều đó cũng thể hiện tính ưu việt của chế độ mới.

       Trong suốt 24 năm làm nguyên thủ quốc gia, Chủ Tịch Hồ Chí Minh đã làm hết sức mình cho công tác thi đua – khen thưởng , từ những việc lớn là cùng với Đảng và Chính Phủ đề ra những chủ trương đúng đắn, sát hợp, đồng thời trực tiếp chỉ đạo những công việc cụ thể thúc đẩy phong trào cách mạng và chính bản thân Người cũng đã hoà vào phong trào đó.

Một là : Thi đua là một biện pháp cực kỳ quan trọng thúc đẩy phong trào cách mạng nhằm thực hiện mục tiêu cách mạng đã đề ra.

Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn luôn coi trọng sức mạnh của quần chúng nhân dân khi kết thành một khối dưới sự lănh đạo của Đảng ta. Đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước chỉ biến thành sức mạnh vật chất và đi vào cuộc sống khi được nhân dân ủng hộ và ra sức thực hiện. 

  Thi đua chính là một biện pháp cực kỳ quan trọng thúc đẩy phong trào cách mạng. Thấy rõ tầm quan trọng của vấn đề thi đua, Chủ tịch Hồ Chí Minh là người khởi xướng ra hàng loạt phong trào thi đua qua các thời kỳ cách mạng. Chẳng hạn đó là các phong trào : Đền ơn đáp nghĩa đối với thương binh, gia đ́nh liệt sĩ, những người có công đối với cách mạng; phong trào làm việc thiện cứu giúp những người, những gia đình do hoàn cảnh đặc biệt lâm vào cảnh khó khăn, đói kém; phong trào giết giặc lập công để kháng chiến kiến quốc, phong trào giúp đỡ bộ đội; phong trào tăng gia sản xuất và thực hành tiết kiệm; phong trào người tốt việc tốt. 

      Đặc biệt trong “Hội nghị chính trị đặc biệt” tháng 3/1964, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định rằng: “Trên mọi lĩnh vực hoạt động ở miền Bắc, phong trào Thi đua yêu nước đang động viên nhân dân ta phát huy nhiệt tình cách mạng và sức lao động sáng tạo, xây dựng hàng nghìn tổ và đội lao động XHCN, lập những thành tích xuất sắc trong mọi ngành…”. 

           Tại hội nghị này Chủ tịch Hồ Chí Minh kêu gọi thi đua : “Toàn thể đồng bào miền Bắc phải luôn luôn nhớ rằng: trong lúc chúng ta đang sinh hoạt và xây dựng trong hoà Bình, thì đồng bào miền Nam ta đang hy sinh, anh dũng chiến đấu chống đế quốc Mỹ và bè lũ tay sai. Vì vậy mỗi người chúng ta phải làm việc bằng hai để đền đáp lại cho đồng bào miền Nam ruột thịt”. Cách mạng là ngày hội của nhân dân. 

          Muốn tăng cường ý thức chính trị của mọi người, nâng cao tính tích cực chính trị của nhân dân lao động, phải đưa họ ra hành động để đạt tới mục tiêu cách mạng. Muốn làm được việc đó thì phải tổ chức các phong trào thi đua. Đó là quan điểm đầu tiên rất quan trọng của Chủ tịch Hồ Chí Minh qua các thời kỳ cách mạng trong chế độ mới.

Hai là: Thi đua phải trở thành một phong trào rộng khắp, liên tục trên tất cả các lĩnh vực

Đầu năm 1949, Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi thư chúc tết, trong đó có những câu thơ:

“Người người thi đua.  Ngành ngành thi đua

 Ngày ngày thi đua. Ta nhất định thắng.

 Địch nhất định thua”

Là có ý nghĩa bao quát tính toàn diện, tính liên tục của thi đua.

Trong “Lời kêu gọi thi đua ái quốc” viết vào tháng 6/1948, Chủ tịch Hồ Chí Minh xác định rằng: “Bổn phận của người dân Việt Nam, bất kỳ sĩ, công, nông, thương, binh ; bất kỳ làm việc gì, đều cần phải thi đua nhau”. Để cụ thể hoá quan điểm đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh kêu gọi:

“Các cụ phụ lăo thi đua đốc thúc con cháu hăng hái tham gia mọi công việc ,

Các cháu nhi đồng thi đua học hành và giúp đỡ người lớn,

Đồng bào phú hào thi đua mở mang doanh nghiệp,

Đồng bào công nông thi đua sản xuất,

Đồng bào tri thức và chuyên môn thi đua sáng tác và phát minh,

Nhân viên Chính phủ thi đua tận tuỵ làm việc, phụng sự nhân dân,

Bộ đội và dân quân thi đua giết cho nhiều giặc, đoạt cho nhiều súng,

Nói tóm lại, ai cũng thi đua, ai cũng tham gia kháng chiến và kiến quốc, phong trào sẽ sôi nổi.


Thi đua ái quốc sẽ ăn sâu, lan rộng khắp mọi mặt và mọi tầng lớp nhân dân, sẽ giúp ta dẹp tan mọi nỗi khó khăn và mọi âm mưu của địch để đi đến thắng lợi cuối cùng”.

Ở Người, đã nói là phải làm, lý luận đi đôi với thực tiễn, không có cái kiểu “đánh trống bỏ dùi”, “phát mà không động”, “đầu voi đuôi chuột”. Chủ tịch Hồ Chí Minh rất ghét bệnh hình thức. Người hay phê Bình cái kiểu phát động phong trào thi đua trống giong cờ mở, khẩu hiệu rất kêu xong rồi phong trào cách mạng không có. Cách mạng dựa trên cái nền tảng bền vững của sự giác ngộ. Đó là dòng chảy liên tục của một quá trình cách mạng, là sự kế tiếp nhau của những hành động cách mạng, nó lôi cuốn tất cả mọi tầng lớp, giai cấp vào trận tuyến cách mạng.

Một trong những bí quyết để giữ vững cho phong trào thi đua cách mạng diễn ra một cách liên tục và toàn diện, theo Chủ tich Hồ Chí Minh, là “Phải dựa theo quần chúng mà phát động mọi phong trào…, phải làm cho quần chúng luôn luôn phấn khởi, tin tưởng”. Quần chúng nhân dân khi đã được giác ngộ cách mạng thì sẽ có năng lực vô tận để hoàn thành các nhiệm vụ chính trị được đặt ra.

          Vấn đề ở chỗ là phải đặt niềm tin vào họ, biết dựa vào họ, khơi dậy ý thức thi đua, khơi dậy sáng kiến vô tận của họ. Chủ tịch Hồ Chí Minh nói tại lớp bồi dưỡng cán bộ lănh đạo cấp huyện năm 1976 rằng: “Làm việc ǵ cũng phải có quần chúng. Không có quần chúng thì không thể làm được. Vừa rồi trên báo Nhân dân có đăng câu chuyện về Phòng không. Có mấy đồng chí xă bàn với nhau.

         Phòng không là phải đào hầm, xây hầm tốn mấy nghìn viên gạch, mấy nghìn cây tre và mấy trăm đồng nữa. Chi phí lớn quá và khó thực hiện. Nhưng có một cô kỹ sư có ư kiến là cần đưa ra quần chúng để bàn bạc tham gia. Sau đó mời quần chúng lại, nói rõ âm mưu của địch là hiện nay nó bắn lung tung như thế, ta phải đào hầm để ẩn nấp. Vậy ta nên đào như thế nào? Thế là quần chúng giơ tay hưởng ứng, người thì xin góp mấy tấm ván, người thì xin góp mấy chục viên gạch, người thi xin góp mấy cây tre…Chỉ trong hai ngày là họ làm xong tất cả các hầm trú ẩn …Các đồng chí ở Quảng Bình nói rất đúng”


  “Dễ mười lần không dân cũng chịu

     Khó trăm lần dân liệu cũng xong”
   Ba là : Cán bộ của hệ thống chính trị phải gương mẫu đi đầu trong các phong trào thi đua cách mạng.


Không phải ngẫu nhiên mà trang đầu tiên của cuốn Đường cách mệnh, cuốn sách tập hợp những bài giảng của Chủ tịch Hồ Chí Minh cho các lớp huấn luyện của tổ chức Việt Nam thanh niên cách mạng đồng chí hội 1925 – 1927, Người nêu lên 23 điều về “Tư cách của một người cách mệnh”,trong đó có điều : “Nói thì phải làm”.

Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn luôn nhấn mạnh tới sự gương mẫu của đội ngũ cán bộ trong phong trào cách mạng. Người thường nói : “Lúc khổ sở, khó khăn thì Đảng viên ta đi trước, khi sướng thì Đảng viên ta hưởng sau…Chắc các đồng chí đều hiểu câu “Tiên thiên hạ chi ưu chi ưu, hậu thiên hạ chi lạc chi lạc” (nghĩa là lo trước thiên hạ, vui sau thiên hạ). Chủ tịch Hồ Chí Minh còn nói :

  “Cán bộ xung trước,  Làng nước theo sau,

   Việc khó đến đâu,  Cũng làm được hết”

Với tác phong sâu sát, cụ thể, Chủ tịch Hồ Chí Minh còn căn dặn rằng: “Cán bộ lănh đạo phải nắm vững chính sách của Đảng và Chính phủ, phải đi đúng đường lối quần chúng, phải biến quyết tâm của Đảng và Chính phủ thành quyết tâm của toàn dân.

  Mọi  người phải có quyết tâm làm cho được và tin tưởng làm nhất định được, quyết tâm ví như nhựa trong cây, nếu nhựa đi từ trong cây ra cành cây thì cây xanh tốt, cành cây nào không có nhựa thì sẽ bị khô héo, không có lá, có quả. Cán bộ cần làm ruộng thí nghiệm, có rút kinh nghiệm mới thấy được cái tốt, cái xấu; cái tốt đồng bào sẽ làm theo. Cán bộ tỉnh, huyện cần phải sắp xếp thời giờ tham gia sản xuất với đồng bào, phải đi sâu, đi sát thực tế, tránh quan liêu tự măn. Tất cả đảng viên và đoàn viên thanh niên lao động, anh em bộ đội phục viên, chiến sĩ lao động, cán bộ trong Đảng và ngoài Đảng phải làm gương mẫu, làm đầu tàu. Các cụ phụ lăo thì ra sức đôn đốc con cháu thi đua”.

Tấm gương sáng là một sức mạnh to lớn, Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng, một tấm gương sống còn có giá trị hơn một trăm bài diễn văn tuyên truyền. Chính bản thân Hồ Chủ tịch là một tấm gương lớn, để lại nhiều câu chuyện cảm động cho các thế hệ người Việt Nam. Khi kêu gọi nhân dân tham gia một phong trào cách mạng nào đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh bao giờ cũng tự mình thực hiện một cách nghiêm chỉnh.

Sau cách mạng tháng 8/1945, chính quyền cách mạng còn non trẻ của nước ta còn gặp muôn vàn khó khăn, ở vào t́nh thế “ngàn cân treo sợi tóc”. Nạn đói vẫn diễn ra. Để chống “giặc đói”, Chủ tịch Hồ Chí Minh phát động phong trào thi đua tăng gia sản xuất và thực hành tiết kiệm.

Người kêu gọi cứ 10 ngày nhin ăn một bữa để dành gạo cứu giúp những người đang đói. Bản thân Người đã thực hiện đúng như thế. Cho nên thật có lý khi có học giả nước ngoài đã viết rằng : “lon gạo Hồ Chí Minh đã cứu đói cho cả một dân tộc! Kêu gọi toàn dân tập thể dục thì bản thân Người ngày nào cũng tập. Kêu gọi toàn dân tiết kiệm, giản dị thì bản thân Người đi đầu trong phong trào đó,…Chủ tịch Hồ Chí Minh là một lănh tụ, một Chủ tịch Đảng, là một nguyên thủ quốc gia, đồng thời Người là một chiến sĩ tiên phong, mẫu mực trong tất cả các phong trào thi đua cách mạng ở nước ta.

Bốn là : Phong trào thi đua phải diễn ra một cách thiết thực.

Phong trào của Chủ tịch Hồ Chí Minh là thiết thực trong mọi công việc. Trong phong trào thi đua yêu nước cũng vậy, Người yêu cầu phải thiết thực, có hiệu quả. Một trong những biểu hiện của vấn đề này là thường xuyên có sự tổng kết và có khen thưởng: khen thưởng bằng việc tặng các danh hiệu và thưởng bằng vật chất.  Chủ tịch Hồ Chí Minh nhiều lúc thưởng huy hiệu hoặc các giá trị vật chất khác cho những tập thể cá nhân có thành tích trong phong trào thi đua. Những hình thức khen thưởng đó đã có tác dụng gây niềm phấn khởi cho những người tham gia phong trào.

Với tư cách nguyên thủ quốc gia, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký nhiều quyết định khen thưởng, Bản thân người có huy hiệu để tặng hoặc viết thư khen, gửi quà tặng thưởng những đơn vị và cá nhân có thành tích.

Chủ tịch Hồ Chí Minh chú trọng đến tính kịp thời của khen thưởng. Khen thưởng đúng lúc cũng là một “đòn bẩy” thiết thực động viên phong trào thi đua. Người đã hứa hẹn tặng thưởng là làm, không bao giờ thất hứa với tập thể và cá nhân nào./.

                                                                                                                                                                  SN&ĐT st

Thông tin mới nhất
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1
Đăng nhập